3 kiểu ông bà tuy già nhưng hơn bố mẹ trẻ, nuôi dạy cháu cực thông minh, tương lai thành tài

Admin

Nếu ông bà già có 3 đặc điểm dưới đây, bố mẹ trẻ nên yên tâm giao con.

Nhiều cha mẹ hiện đại dù bận rộn công việc nhưng luôn cố gắng tự mình chăm sóc con cái vì không tin tưởng người lớn tuổi trong gia đình. Thậm chí chính chuyên gia nuôi dạy trẻ người Trung Quốc - Lý Mỹ Kim cũng từng phát biểu trong một bài diễn thuyết trước nhiều người: "Dù có khó khăn hay mệt mỏi đến đâu, bạn cũng phải tự mình nuôi dạy con cái".

Trên thực tế, lời nói của Giáo sư Lý rất đúng và được nhiều người tán thưởng. Tuy nhiên thực tế cuộc sống, không phải gia đình nào cũng như thế, đặc biệt các cha mẹ trẻ lại đứng trước nhiều khó khăn thử thách giữa việc đảm bảo kinh tế và chăm sóc con, họ cần đến sự hỗ trợ của cha mẹ lớn tuổi trong việc nuôi dưỡng những đứa trẻ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Do đó, chỉ cần quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng không phải người lớn tuổi nào cũng không phù hợp để chăm sóc trẻ em. Nếu họ có 3 đặc điểm sau đây, những đứa trẻ họ nuôi dưỡng thậm chí có thể khỏe mạnh và thông minh hơn những đứa trẻ được nuôi dưỡng bởi người trẻ tuổi.

Kiểu người luôn cởi mở, sẵn sàng chấp nhận những điều mới mẻ

Nguyên nhân khiến một số người trẻ không muốn cha mẹ chăm sóc con cái đơn giản là vì họ lo lắng rằng cha mẹ chỉ giới hạn ở những quan niệm lỗi thời về cách nuôi dạy con cái, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý và nhận thức của trẻ.

Ví dụ, một bà mẹ trẻ đã từng tâm sự rằng cô bất đồng quan điểm với mẹ chồng trong việc chăm sóc cháu. Cô không muốn xi tè hoặc bó chân cho con nhưng mẹ chồng lại khăng khăng làm theo ý mình bởi bà tin điều đó đem lại lợi ích cho đứa trẻ. Do đó mỗi lẫn hai người giao tiếp với nhau đều xảy ra tranh cãi tới mức cô phải nhờ mẹ đẻ mình lên thay.

"Sau khi mẹ tôi đến, bà không chỉ chủ động xem các video khoa học nuôi dạy con cái và tham gia các bài giảng trực tuyến về nuôi dạy trẻ.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mẹ thậm chí còn học cách chế biến thức ăn bổ sung một cáh bài bản và tập các bài tập ngón tay từ một người hàng xóm làm bảo mẫu chăm sóc trẻ lâu năm. Mẹ tôi thậm chí còn dùng sách và mát-xa nhẹ nhàng để đưa bé vào giấc ngủ...." - người mẹ trẻ này kể thêm.

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ từng chỉ ra rằng trẻ được nuôi dưỡng bởi những người chủ động chấp nhận các khái niệm nuôi dạy con mới sẽ đạt điểm cao hơn trong các bài kiểm tra phát triển nhận thức.

Một cuộc khảo sát tiếp theo đối với 200 gia đình cũng cho thấy, trẻ từ những gia đình áp dụng phương pháp nuôi dạy con khoa học có sự phát triển vượt trội hơn về khả năng diễn đạt ngôn ngữ, kỹ năng xã hội,...

Điều này chứng minh đầy đủ rằng chìa khóa cho chất lượng nuôi dạy trẻ không nằm ở việc "cha mẹ có phải là người lớn tuổi hay không?" mà là liệu người đó có cởi mở và sẵn sàng học những khái niệm mới về cách nuôi dạy con cái hay không.

Nếu không, ngay cả những bậc cha mẹ trẻ cũng không thể nuôi dạy con cái tốt.

Nếu vậy, ngay cả một người già ở độ tuổi 60, 70 cũng có thể chăm sóc tốt cho một đứa trẻ.

Thứ hai, ổn định về mặt cảm xúc và kiên nhẫn

Lý thuyết gắn bó của nhà tâm lý học John Bowlby chỉ ra rằng mối liên hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái có tác động sâu sắc đến sự phát triển tâm lý của trẻ.

Những bậc cha mẹ có tâm trạng thất thường và cảm xúc không ổn định sẽ khiến con cái họ cảm thấy bối rối. Theo thời gian, trẻ sẽ trở nên bất an, hướng nội, không muốn giao tiếp với người khác và thậm chí còn mất lòng tin vào người khác.

Những người có cảm xúc ổn định biết cách xử lý nhiều loại cảm xúc khác nhau. Khi trẻ em ở cùng họ, chúng sẽ bị ảnh hưởng một cách tinh tế. Chúng sẽ học cách chấp nhận niềm vui, nỗi buồn, sự tức giận và hạnh phúc của chính mình, và đối mặt với những thăng trầm của cuộc sống bằng thái độ bình tĩnh.

Trẻ sẽ lớn lên trở thành những người có trái tim mạnh mẽ và biết đồng cảm trong một môi trường an toàn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giai đoạn 0-6 tuổi là giai đoạn quan trọng cho sự phát triển tính cách và tính khí của trẻ. Vào thời điểm này, nếu cha mẹ trẻ trong gia đình có tính khí nóng nảy, quát mắng con cái và bộc phát cảm xúc theo ý muốn thì tốt hơn hết nên giao con cho những người lớn tuổi có cảm xúc ổn định và có thể kiên nhẫn lắng nghe chăm sóc.

Xét cho cùng, đối với trẻ, sự nuôi dưỡng cảm xúc ổn định quan trọng hơn nhiều so với bản sắc huyết thống, bởi vì những cảm xúc mà trẻ cảm thấy sẽ thực sự ảnh hưởng đến "người mà trẻ sẽ trở thành".

Thứ ba, năng động và sẵn sàng chơi với trẻ

Nhiều blogger nuôi dạy con cái thích sử dụng thuật ngữ “trông trẻ giả” để mô tả cách người già chăm sóc trẻ em ngày nay?

Cái gọi là trông trẻ giả thực chất chỉ là quan tâm đến nhu cầu sinh lý của trẻ, hầu như không giao tiếp hay tương tác với trẻ, chỉ "trông trẻ" chứ không "chăm sóc trẻ".

Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ chỉ ra rằng trong thời kỳ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, não bộ của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng và các tế bào thần kinh hình thành các kết nối mới với tốc độ đáng kinh ngạc. Việc tương tác với trẻ, chẳng hạn như nói chuyện, ca hát và chơi đồ chơi, có thể mang lại cho trẻ sự kích thích giác quan phong phú và giúp thúc đẩy sự phát triển não bộ.

Một phần lớn lý do khiến nhiều chuyên gia và học giả cho rằng việc các bà mẹ tự chăm sóc con cái sẽ có lợi hơn so với việc người già làm như vậy là dựa trên lý do này.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhưng điều này không có nghĩa là tất cả người lớn tuổi đều không khỏe mạnh như người trẻ. Những người trẻ chăm sóc con cái thường tập trung vào điện thoại di động vì công việc, trong khi những người già đã nghỉ hưu thì ngược lại, có thể "toàn tâm toàn ý cống hiến".

Dưới sự chăm sóc của ông bà, những đứa trẻ này không chỉ khỏe mạnh và vui vẻ mà khả năng ngôn ngữ, nhận thức và các khả năng khác của chúng cũng không hề kém hơn những đứa trẻ khác.

Vì vậy, cốt lõi của việc nuôi dạy con cái không bao giờ là tuổi tác, mà là trạng thái tinh thần và tư duy. Nếu cơ thể người lớn tuổi cho phép và sẵn sàng cúi xuống chơi với trẻ em thì họ là ứng cử viên tốt nhất để chăm sóc trẻ em.

Bé gái 3 tuổi bị ông bà nội đánh liên tiếp, mẹ bất lực còn bố thờ ơ
Bé gái 3 tuổi bị ông bà nội đánh liên tiếp, mẹ bất lực còn bố thờ ơ
Nhiều người phẫn nộ trước hành động của gia đình với đứa trẻ.
Bấm xem >>

Gia đình và Mạng Xã Hội