Chuyện gì đây: Hàng trăm tài xế Grab tại một quốc gia châu Á biểu tình, bị "cắt phế" tới 30% doanh thu mỗi cuốc xe, chạy 10-12h/ngày thu về không tới 155.000 đồng

Admin

Trên thực tế hơn 1.000 tài xế đã từng biểu tình năm 2024 phản đối thu nhập thấp do phí hoa hồng cao và các chính sách bất công, nhưng chỉ nhận về những "lời hứa suông".

Chuyện gì đây: Hàng trăm tài xế Grab tại một quốc gia châu Á biểu tình, bị "cắt phế" tới 30% doanh thu mỗi cuốc xe, chạy 10-12h/ngày thu về không tới 155.000 đồng- Ảnh 1.

Hãng tin Reuters cho hay vào ngày 20/5/2025, hàng trăm tài xế taxi và giao hàng công nghệ đã đồng loạt xuống đường biểu tình tại nhiều thành phố lớn của Indonesia, bao gồm Jakarta, Surabaya, Bandung, Yogyakarta và Semarang, để phản đối chính sách hoa hồng thấp và kế hoạch sáp nhập giữa GoTo (công ty mẹ của Gojek) và Grab.

Các tài xế mặc đồng phục màu xanh lá cây, đội mũ bảo hiểm đặc trưng, tập trung trước Văn phòng Tổng thống, trụ sở Quốc hội và Bộ Giao thông Vận tải, giương biểu ngữ yêu cầu công ty và chính phủ đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong nền kinh tế chia sẻ (gig).

Phí hoa hồng quá cao và việc Grab lẫn Gojek có khả năng độc quyền sau sáp nhập khiến các tài xế không thể ngồi yên được nữa.

70% mỗi chuyến

Dịch vụ gọi xe và giao hàng bằng xe máy đã trở thành xương sống của giao thông đô thị ở Indonesia, nhất là tại các đô thị lớn.

Gojek, đơn vị trực thuộc GoTo, hiện quản lý hơn 3,1 triệu tài xế xe máy, trong khi Grab chiếm phần lớn thị phần còn lại tại Indonesia.

Chuyện gì đây: Hàng trăm tài xế Grab tại một quốc gia châu Á biểu tình, bị "cắt phế" tới 30% doanh thu mỗi cuốc xe, chạy 10-12h/ngày thu về không tới 155.000 đồng- Ảnh 2.

Theo Euromonitor International, nếu GoTo và Grab sáp nhập, liên doanh này sẽ kiểm soát khoảng 85% tổng giá trị giao dịch (GMV) 8 tỷ USD của thị trường khu vực Đông Nam Á và khoảng 91% riêng tại Indonesia, hình thành một thế "độc quyền" tiềm ẩn.

Các tài xế cho biết họ chỉ thực nhận trung bình từ 100.000 đến 150.000 Rupiah mỗi ngày (tương đương khoảng 155.000-237.000 đồng) sau 10–12 giờ làm việc liên tục, chưa tính chi phí xăng dầu và khấu hao phương tiện.

Trong khi đó, mức lương tối thiểu vùng ở Java hiện dao động từ 4 đến 5 triệu Rupiah mỗi tháng, tương đương 133.000–167.000 Rupiah/ngày (210.000-264.000đồng) nếu làm việc 30 ngày.

Điều này đồng nghĩa nhiều tài xế chưa đạt được mức thu nhập tối thiểu dù làm việc cật lực.

Theo quy định của Chính phủ, các nền tảng công nghệ chỉ được phép thu tối đa 20% trên mỗi cuốc xe (15% chia sẻ doanh thu và 5% phí dịch vụ bổ sung), nhưng thực tế nhiều tài xế phản ánh công ty thường vượt trần này và chưa bị chế tài.

Chưa kể các chương trình khuyến mãi, như mã giảm giá, giá cố định cho người dùng, đã giảm trực tiếp phần doanh thu của tài xế xuống chỉ còn 70–75% mỗi chuyến.

Tài xế Raden Igun Wicaksono, đại diện Hiệp hội Tài xế Xe máy Trực tuyến (OMDA) khẳng định họ yêu cầu được nhận lại ít nhất 90% mỗi cuốc, nhằm đảm bảo mức thu nhập cơ bản.

"Không có chế tài nào trong quy định và chính phủ luôn mềm mỏng với các công ty", ông Wicaksono bức xúc.

Tệ hơn, các tài xế tại Indonesia được xếp vào nhóm "đối tác độc lập" chứ không phải nhân viên, dẫn đến họ không được hưởng các quyền lợi như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, nghỉ phép hay đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Việc này khiến người lao động phải tự lo liệu toàn bộ chi phí y tế và rủi ro tai nạn giao thông, đặt gánh nặng tài chính lên vai những người tài xế phải chạy suốt ngày ngoài đường chỉ để kiếm đồng tiền ít ỏi.

Đây không phải lần đầu tài xế Gojek và Grab đình công.

Chuyện gì đây: Hàng trăm tài xế Grab tại một quốc gia châu Á biểu tình, bị "cắt phế" tới 30% doanh thu mỗi cuốc xe, chạy 10-12h/ngày thu về không tới 155.000 đồng- Ảnh 3.

Hãng tin Reuters cho hay ngày 29/8/2024, hơn 1.000 tài xế đã biểu tình tại Jakarta, yêu cầu chính phủ bảo vệ họ khỏi các chính sách bất công và áp mức hoa hồng hợp lý, nhưng chỉ nhận về những "lời hứa suông".

Trước sự thất vọng đó, phong trào đình công đã trở thành chiến thuật thường kỳ mỗi khi công ty siết chặt tỉ lệ chiết khấu.

Ở một khía cạnh khác, việc Grab mua lại Goto cũng khiến nhiều tài xế lo lắng.

Nếu việc Grab mua lại GoTo diễn ra trong quý II/2025, liên doanh này sẽ trở thành "ông lớn" chiếm 85% thị trường Đông Nam Á và hơn 90% tại Indonesia.

Tài xế lo ngại áp lực cạnh tranh giảm sút, công ty có thể cắt giảm nhân sự, đưa ra chính sách giá để ép đối thủ rời cuộc chơi và khiến người lao động càng mất đi đòn bẩy thương lượng. Một khi mất đi lựa chọn, tài xế buộc phải chấp nhận điều kiện làm việc hiện tại.

Lời hứa suông?

Theo Reuters, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Dudy Purwagandhi cho biết chính phủ đang xem xét lại cơ cấu hoa hồng và đòi hỏi các công ty tuân thủ quy định tối đa 20%.

Phía GoTo cũng khẳng định sẵn sàng tiếp nhận phản ánh của tài xế nhưng nhấn mạnh "giảm phần hoa hồng không phải giải pháp duy nhất" và chưa đưa ra quyết định cuối cùng về đề xuất sáp nhập với Grab.

Trong khi đó, Grab tại Indonesia hiện chưa có bình luận chính thức.

Đứng trước áp lực của tài xế và dư luận, Chính phủ Indonesia đang vào cuộc mạnh mẽ hơn khi thành lập tổ công tác giám sát việc vi phạm tỷ lệ hoa hồng, triệu tập các bên liên quan họp bàn tại Quốc hội.

Về phía công ty, các chuyên gia cho rằng nếu không lắng nghe nguyện vọng của tài xế, họ có nguy cơ mất một lượng lớn tài xế chủ chốt, dẫn đến dịch vụ gián đoạn.

Trong khi đó, tài xế khẳng định sẽ tiếp tục đình công và có thể mở rộng phạm vi đình công cho đến khi yêu sách được đáp ứng đầy đủ.

Bà Dewi Anggraini, một lái xe Gojek đến từ huyện Bekasi ở Tây Java, cho biết bà biểu tình vì cảm thấy công ty "không còn quan tâm đến phúc lợi của chúng tôi nữa".

Người phụ nữ 53 tuổi này đã làm việc trong lĩnh vực gọi xe từ năm 2015, cho biết các cuộc biểu tình trước đây chỉ nhận được "những lời hứa suông".

"Hy vọng lần này mọi thứ sẽ khác để chúng tôi có thể ấm no hơn", bà Anggraini nói.

Chuyện gì đây: Hàng trăm tài xế Grab tại một quốc gia châu Á biểu tình, bị "cắt phế" tới 30% doanh thu mỗi cuốc xe, chạy 10-12h/ngày thu về không tới 155.000 đồng- Ảnh 4.

Muhammad Abdul Cepi, người đã làm việc trong ngành này từ năm 2017, cho biết hoa hồng mà các nền tảng gọi xe thu đã tăng từ 10% lên hơn 20%.

"Vào năm 2017, những tài xế chúng tôi từng sống rất tốt", người đàn ông 41 tuổi đến từ Tangerang ở tỉnh Banten ngậm ngùi nhớ lại thời hoàng kim của ngành tài xế công nghệ.

Cũng theo ông Cepi, các tài xế sẽ tiếp tục phản đối nếu yêu cầu của họ không được đáp ứng.

"Đây không phải là lần đầu tiên hay lần thứ hai chúng tôi phản đối... chúng tôi đã làm điều này thường xuyên và chưa bao giờ có kết quả", ông Cepi nói thêm.

Trả lời phỏng vấn, ông Cepi cho biết sẽ tiếp tục làm tài xế công nghệ vì việc tìm một công việc tốt hơn là rất khó khăn ở độ tuổi của ông.

Cuộc khủng hoảng thu nhập của tài xế xe máy công nghệ tại Indonesia không chỉ là mâu thuẫn lao động với doanh nghiệp, mà còn hé lộ kẽ hở trong chính sách quản lý nền kinh tế gig.

Để xây dựng một thị trường công bằng, bền vững, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chức năng, doanh nghiệp và đại diện người lao động, đảm bảo mọi bên đều có tiếng nói và lợi ích được bảo vệ. Nếu không, đình công sẽ còn kéo dài, kéo theo những hệ lụy rộng lớn cho người dân và nền kinh tế.

*Nguồn: Reuters

Băng Băng

#urlSourceCafebiz{ display: block!important; } .link-source-wrapper { width: auto; display: block; box-sizing: border-box; float: right; position: relative; padding-top: 15px; text-align: left; margin-bottom: 10px; } .link-source-wrapper .link-source-name { font: normal 12px/14px Arial; } .link-source-name { color: #888; box-sizing: border-box; background: #F2F2F2; border-radius: 100px; padding: 9px 11px; display: block; } .link-source-wrapper .link-source-name * { font-family: arial; font-size: 12px; line-height: normal; } .link-source-name span { color: #444; font-weight: bold; font-size: 12px; } .link-source-name span.btn-copy-link-source { margin-left: 10px; opacity: .5; } span.btn-copy-link-source { float: right; cursor: pointer; } span.btn-copy-link-source svg { position: relative; top: 1px; } .link-source-wrapper .link-source-name span.btn-copy-link-source i { color: #444; } .link-source-wrapper span.btn-copy-link-source i { font: normal 10px/11px Arial; color: #fff; } .link-source-wrapper.active .link-source-detail { display: block; } .link-source-wrapper .link-source-detail, .link-source-wrapper .link-source-detail * { font-family: arial; line-height: normal; } .link-source-detail { bottom: 50px; } .link-source-detail { display: none; background: rgba(0,0,0,0.9); border-radius: 6px; width: 300px; max-width: 300px; position: absolute; right: 0; bottom: 45px; padding: 10px 12px; z-index: 9999; } span.link-source-detail-title { color: rgba(255,255,255,0.8); font: normal 10px/11px Arial; } .btn-copy-link-source.btncopy { border: 1px solid #fff; border-radius: 4px; padding: 1px 5px; line-height: 12px; pointer-events: none; opacity: .5; margin-bottom: 5px; } .link-source-full { padding: 5px; border: 1px solid #fff; border-radius: 4px; } .link-source-full { font: normal 12px/14px Arial; color: #fff; display: block; margin-top: 5px; word-break: break-word; } .link-source-detail .arrow-down { width: 0; height: 0; border-left: 10px solid transparent; border-right: 10px solid transparent; border-top: 10px solid rgba(0,0,0,0.9); position: absolute; bottom: -10px; right: 16px; } .link-source-detail.copy .btn-copy-link-source.btncopy { pointer-events: unset; opacity: 1; } .link-source-full.active { background: #aaa; }