Du học nước ngoài là hình thức giáo dục được nhiều cha mẹ lựa chọn cho con cái với mục đích giúp trẻ thu nạp nhiều kiến thức từ thế giới xung quanh, bên cạnh đó có nhiều kĩ năng sống và tấm bằng tốt, khởi đầu cho một tương lai thành công.
Song thực tế cuộc sống, không phải bất kì đứa trẻ nào du học nước ngoài về cũng khiến bố mẹ "nở mày nở mặt" mà ngược lại còn thảm hơn.
Theo Huashang.com, một cô gái họ Vương quê ở Tây An (Trung Quốc) đã được bố mẹ đầu tư 1 triệu tệ (khoảng 3,6 tỷ đồng) trong nhiều năm để đến Úc du học. Sau khi hoàn thành việc học, Vương quyết định quay trở về nước để làm việc.
Ảnh minh họa
Giống như nhiều sinh viên quốc tế mới trở về Trung Quốc, Vương đã nộp rất nhiều hồ sơ xin việc để hy vọng tìm một công việc ưng ý.
Tuy nhiên có lẽ may mắn không mỉm cười với nữ du học sinh Úc khi hồ sơ xin việc của cô không được nhiều công ty tiếp nhận, nếu có chỉ là những công ty bình thường với mức lương rất thấp.
Vì thế, bố mẹ quyết định tìm cho Vương một công việc trong khách sạn với mức lương hàng tháng khoảng 3.000 tệ (10 triệu đồng). Với vị trí của Vương, lương có thể tăng 50% mỗi năm và nếu vẫn làm ở vị trí này thì phải mất hơn 10 năm nữa cô mới kiếm lại được số tiền 1 triệu tệ mà bố mẹ bỏ ra cho mình đi du học Úc.
Ảnh minh họa
Mỗi lần nghĩ đến điều này, Vương cảm thấy không thể chịu đựng được. Do đó cô đi làm được ít ngày thì xin nghỉ việc, ở nhà sống nhờ vào những đồng tiền lương hưu của bố mẹ hàng tháng.
Tuy nhiên mọi thứ đến đó chưa phải là bi kịch cuối cùng của Vương cũng như bố mẹ bởi thời gian sau đó, Vương không thích bị mang tiếng là kẻ ăn bám bố mẹ vì từng du học nước ngoài. Do đó cô suy nghĩ xem làm sao để làm giàu nhanh chóng.
Do đó, Vương quyết định làm một công việc khác nhanh có tiền hơn là hành nghề cho vay nặng lãi.
Vương lần lượt vay tiền của Trương Văn, Vương Lệ và Lưu Lâm (tên nhân vật được thay đổi) với lời hứa hẹn sẽ trả lãi suất cao từ 3% đến 5% mỗi tháng cho mỗi người.
Ảnh minh họa
Để có thể kiếm tiền bằng cách cho vay tiền, Vương còn tự nhận mình là người có "gia cảnh giàu có". Cô nhận rằng gia đình mình có một công ty và một dự án rất nhiều tiền để lấy lòng những người cho vay.
Khi những người bạn nói rằng không có tiền, Vương còn hướng dẫn họ tham gia vào một nền tảng cho vay tiền trực tuyến nhưng thực chất là lừa đảo.
Tổng cộng số tiền mà Vương vay được là hơn 3 triệu tệ (gần 11 tỷ đồng).
Kế hoạch làm ăn của Vương bị thất bại và bố mẹ chỉ biết được khi mọi chuyện vỡ lở, Vương không thể trả được khoản nợ khổng lồ đó.
Vương đã bị Viện kiểm sát quận Trường An, thành phố Tây An ra quyết định bắt giữ với cáo buộc lừa đảo.
Khi chủ nợ đến đòi tiền, bố mẹ Vương đau đớn, quyết định bán nhà để trả nợ cho con.
Ảnh minh họa
Câu chuyện trên chính là một minh chứng rõ ràng nhất cho việc quyết định đầu tư tiền cho việc du học của con cái là một trong những quyết định quan trọng mà cha mẹ cần suy tính kĩ lưỡng.
Đầu tiên, cha mẹ nên xem xét các yếu tố như chất lượng giáo dục của trường, lĩnh vực học tập mà con quan tâm, cũng như khả năng tài chính của gia đình. Du học không chỉ là cơ hội để trẻ tiếp thu kiến thức mới mà còn là cơ hội để phát triển kỹ năng sống, sự tự lập và mở rộng tầm nhìn.
Tuy nhiên, khi trẻ trở về nước, việc tìm kiếm việc làm và mức lương có thể là một vấn đề đáng lo ngại. Thực tế cho thấy, nhiều sinh viên sau khi tốt nghiệp từ các trường quốc tế trở về nước thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp với chuyên ngành đã học.
Những yếu tố như thị trường lao động, yêu cầu của nhà tuyển dụng và sự cạnh tranh gay gắt có thể ảnh hưởng đến mức lương mà con cái nhận được.
Ngoài ra, tầm quan trọng trong việc giáo dục và định hướng cho trẻ của cha mẹ vẫn rất lớn. Cha mẹ không chỉ cần hỗ trợ về mặt tài chính mà còn cần đồng hành cùng con trong quá trình phát triển bản thân. Việc khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, thực tập và xây dựng mạng lưới quan hệ cũng sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi trở về và hội nhập vào môi trường làm việc.
Cuối cùng, cha mẹ cần tạo điều kiện cho trẻ hiểu rõ về thực tế nghề nghiệp tại quê nhà, từ đó giúp trẻ có những quyết định đúng đắn hơn về tương lai. Việc đầu tư cho giáo dục là điều đáng giá, nhưng bên cạnh đó, việc chuẩn bị cho trẻ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để thành công trong môi trường làm việc là vô cùng quan trọng.
