"Đoàn tàu Thống Nhất - kết nối triệu trái tim" sẽ gặp nhau tại Đà Nẵng trưa 30/4

Admin

ối ngày 29/4, tàu SE1 xuất phát ga Hà Nội và SE4 xuất phát tại ga Sài Gòn. Hai đoàn tàu sẽ gặp nhau trưa ngày 30/4 tại ga Đà Nẵng. Đây không chỉ là chuyến tàu thông thường mà như hành trình để nhìn về lịch sử, giúp chúng ta hiểu và trân trọng giá trị của hòa bình, thống nhất của ngày hôm nay.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, đơn vị tổ chức vận hành đôi tàu đặc biệt mang tên “Đoàn tàu Thống Nhất”, nhằm lan toả tinh thần tự hào dân tộc, đoàn kết và khát vọng đổi mới.

Hai đoàn tàu Thống Nhất rời ga, hẹn gặp nhau tại Đà Nẵng vào ngày 30/4 ảnh 1

Hành khách chuẩn bị lên đoàn tàu Thống Nhất tại ga Sài Gòn vào tối 29/4.

Theo kế hoạch, đoàn tàu SE1 xuất phát từ ga Hà Nội lúc 20h55 ngày 29/4 và đến ga Sài Gòn lúc 6h50 ngày 1/5. Cùng thời điểm, tàu SE4 khởi hành từ ga Sài Gòn lúc 19h ngày 29/4 và dự kiến đến Hà Nội vào sáng 1/5. Hai đoàn tàu sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào lúc 12h40 ngày 30/4 – đúng thời khắc thiêng liêng của ngày thống nhất non sông.

Hai đoàn tàu Thống Nhất rời ga, hẹn gặp nhau tại Đà Nẵng vào ngày 30/4 ảnh 2

Không khí tại nhà ga Sài Gòn trước giờ tàu Thống Nhất khởi hành.

Cũng theo Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, ngoài việc trang trí theo chủ đề “Đường sắt Thống nhất – Non sông liền một dải” tại các nhà ga, hành khách đi tàu sẽ được sống trong không khí của ngày hội với các chương trình nghệ thuật là các ca khúc cách mạng, ca ngợi quê hương đất nước do Đội văn nghệ xung kích đường sắt biểu diễn.

Riêng hành khách đi trên đôi tàu "Thống Nhất” sẽ được thưởng thức âm nhạc trực tiếp trên tàu từ ga Huế đến Đà Nẵng (đối với SE1) và từ Tam Kỳ - Đà Nẵng (đối với tàu SE4); được chào đón bằng một buổi lễ đặc biệt tại ga Đà Nẵng đúng ngày 30/4.

Hai đoàn tàu Thống Nhất rời ga, hẹn gặp nhau tại Đà Nẵng vào ngày 30/4 ảnh 3Hai đoàn tàu Thống Nhất rời ga, hẹn gặp nhau tại Đà Nẵng vào ngày 30/4 ảnh 4

Hình ảnh về đoàn tàu Thống Nhất.

Hai đoàn tàu Thống Nhất rời ga, hẹn gặp nhau tại Đà Nẵng vào ngày 30/4 ảnh 5Hai đoàn tàu Thống Nhất rời ga, hẹn gặp nhau tại Đà Nẵng vào ngày 30/4 ảnh 6

Không khí hào hứng trước giờ tàu Thống Nhất khởi hành ở ga Sài Gòn.

Hai đoàn tàu Thống Nhất rời ga, hẹn gặp nhau tại Đà Nẵng vào ngày 30/4 ảnh 7Hai đoàn tàu Thống Nhất rời ga, hẹn gặp nhau tại Đà Nẵng vào ngày 30/4 ảnh 8Hai đoàn tàu Thống Nhất rời ga, hẹn gặp nhau tại Đà Nẵng vào ngày 30/4 ảnh 9

Những khoảnh khắc đẹp bên trong đoàn tàu Thống Nhất.

Chia sẻ về ý nghĩa đặc biệt của “Đoàn tàu Thống Nhất”, ông Nguyễn Chính Nam - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nhấn mạnh: Sau ngày thống nhất đất nước, tuyến đường sắt Bắc – Nam được nối liền trở lại và mang tên “Tàu Thống Nhất”.

Từ đó, đoàn tàu trở thành biểu tượng rõ nét nhất cho tinh thần thống nhất non sông, nối kết hai đầu đất nước sau hàng chục năm chia cắt. Không đơn thuần là phương tiện vận tải, “Tàu Thống Nhất” là một phần ký ức tập thể của nhiều thế hệ người Việt. Nó là chứng nhân lịch sử, là cây cầu kết nối triệu tấm lòng từ Bắc tới Nam. Mỗi chuyến tàu vượt suốt chiều dài đất nước đều mang theo hơi thở của thời đại, đồng thời gợi nhắc về những năm tháng chiến tranh và khát vọng hòa bình, thịnh vượng.

Hai đoàn tàu Thống Nhất rời ga, hẹn gặp nhau tại Đà Nẵng vào ngày 30/4 ảnh 10

Ga Sài Gòn rực rỡ cờ hoa mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).

Chuyến tàu Thống Nhất trong thời hiện đại, đặc biệt là vào dịp 30/4, không chỉ là hành trình di chuyển mà còn là hành trình của ký ức, của lòng yêu nước và của sự đoàn kết dân tộc. Ngành đường sắt muốn thông qua chuyến tàu này gửi gắm thông điệp tới thế hệ trẻ hôm nay: Hãy gìn giữ truyền thống ‘Uống nước nhớ nguồn’, trân quý hòa bình và biết ơn những người đã hy sinh cho Tổ quốc”, ông Nam chia sẻ.

Trong đợt vận tải cao điểm dịp lễ 30/4 – 1/5 năm nay, tính đến hết ngày 28/4, ngành đường sắt đã bán trên 137.600 vé tàu. Trong đó có 1.049 vé dành cho người có công với cách mạng. Đặc biệt, nhiều cựu chiến binh đã chọn hành trình bằng tàu Thống Nhất để trở lại chiến trường xưa, thăm đồng đội cũ và nhìn ngắm đất nước hoà bình qua ô cửa con tàu. Những chuyến đi như thế chính là “bảo tàng sống” trên đường ray, kết nối quá khứ hào hùng với hiện tại yên bình, đồng thời khơi dậy trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc vun đắp khối đại đoàn kết toàn dân tộc, bảo vệ thành quả cách mạng và kiến tạo tương lai.