Trả lời:
Hoạt động thể chất rất quan trọng với người bệnh loãng xương. Chế độ vận động đều đặn, vừa sức giúp chống thoái hóa, tăng cường hoạt động của các tế bào sinh xương, tăng cường hấp thu canxi và protein giúp xương chắc khỏe hơn. Người bệnh nên phối hợp thực hiện hai nhóm bài tập:
Nhóm gia tăng sức mạnh cơ gồm các bài tập như chạy bộ, đi bộ, kháng lực, tạ đơn... Sức mạnh các cơ được cải thiện sẽ tác động lên xương, kích thích tạo xương mới làm tăng mật độ xương, giảm mất xương, giúp xương chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, người tập cần thực hiện vừa sức.
Nhóm cải thiện khả năng giữ thăng bằng gồm thái cực quyền, dưỡng sinh... để cơ thể vận động linh hoạt hơn, cải thiện khả năng thăng bằng và phản xạ, từ đó giảm nguy cơ té ngã, gãy xương - một trong những hậu quả nặng nề của loãng xương ở người cao tuổi.
Trong quá trình tập luyện, người bệnh cần chú ý vận động vừa sức, ngừng lại khi cảm thấy mệt hoặc có dấu hiệu bất thường, mặc trang phục thoải mái, mang giày hoặc dép chống trượt, dùng dụng cụ bảo hộ nếu cần thiết...

Bác sĩ Vân giải thích tình trạng sức khỏe xương khớp cho người bệnh. Ảnh minh họa: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Bạn nên đưa bố đến bệnh viện để bác sĩ khám trực tiếp và tư vấn phù hợp. Ngoài tập thể dục, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trong việc dùng thuốc và chế độ dinh dưỡng. Bố bạn cũng cần được kiểm tra tình trạng loãng xương và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị hiện tại. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, tình trạng loãng xương chủ yếu được kiểm tra bằng phương pháp đo mật độ xương Dexa không xâm lấn, thực hiện đơn giản, nhanh chóng và chính xác.
ThS.BS.CKI Đinh Phạm Thị Thúy Vân
Khoa Nội cơ xương khớp
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |