Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Tiền Giang tổ chức tập huấn giải pháp chuyển đổi số ứng dụng AI trong nền tảng Luật và Báo chí – Truyền thông

Admin

Ngày 21/05, tại TP.HCM, Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Tiền Giang (TGAC) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ và Phát triển Nhân lực AiOV và Công ty TNHH Giải pháp số DIGISO long trọng tổ chức Lễ ra mắt nền tảng trí tuệ nhân tạo LAWANDPRESS.AI.VN – đồng thời khai mạc chương trình tập huấn chuyên sâu ứng dụng AI trong lĩnh vực Luật và Báo chí – Truyền thông.

1-1747888971.jpg

Lut gia Lê  Đông TriVin  phó Vin  IBLA, Phó  Chtch Trung tâm Trng tài Quc tế  Tin Giang  phát biểu khai mạc buổi Tập huấn

Tham dự buổi ra mắt và tập huấn có ông Huỳnh Quốc Nguyên, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Tiền Giang, Giám đốc Công ty Luật Nguyên Huỳnh và Cộng sự; ông Lê Đông Triều, Phó Chủ tịch Trung tâm, Phó Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý và Kinh doanh quốc tế IBLA; ông Ngô Hữu Thống, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ Nhân tạo AiOV; cùng Ban Điều hành Trung tâm Trọng tài Thương mại Quốc tế Tiền Giang; TS Phạm Thanh Hùng, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Nghiên cứu Giáo dục.

Sự kiện thu hút sự quan tâm đặc biệt của cộng đồng nghề nghiệp với hơn 200 đại biểu là luật sư, luật gia, nhà báo, trọng tài viên, cùng hơn 20 cán bộ, chuyên viên thuộc Sở Tư pháp TP.HCM. Buổi tập huấn không chỉ giới thiệu một nền tảng công nghệ tiên tiến mà còn mang đến trải nghiệm thực chiến, hướng dẫn kỹ năng ứng dụng AI vào từng vị trí công tác cụ thể trong môi trường hành nghề hiện đại.

2-1747888990.jpg

Quang cảnh tại buổi Tập huấn

Phát biểu khai mạc, luật gia Lê Đông Triềucho biết “Trước bối cảnh Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW và Thủ tướng Chính phủ định hướng mỗi công dân cần có một trợ lý AI và ứng dụng vào lĩnh vực pháp lý, báo chí và truyền thông là cấp thiết. Bởi vì trí tuệ nhân tạo đang dần hiện diện trong từng bản án, bài viết, chính sách và quy trình đào tạo, vừa mở ra cơ hội lớn, vừa đặt ra những thách thức không nhỏ đối với tình hình hiện nay”.

Luật gia Lê Đông Triều cho biết thêm: “LAWANDPRESS.AI.VN không chỉ là một ứng dụng mà còn là hệ sinh thái AI chuyên biệt, hỗ trợ cá nhân hóa cho luật gia, luật sư, nhà báo và doanh nghiệp... từ việc trích xuất dữ liệu, soạn thảo văn bản đến phân tích chính sách và phản biện lập luận. Đây là nền tảng ứng dụng AI với khả năng xử lý hàng nghìn tài liệu trong thời gian ngắn, tùy chỉnh theo từng nghiệp vụ chuyên môn.

Tại buổi Tập huấn hôm nay không chỉ cung cấp kiến thức, mà còn trang bị kỹ năng giúp người dùng làm chủ công nghệ, biến AI thành lợi thế cạnh tranh. Sự kiện này cũng là bước khởi đầu để nhân rộng mô hình ứng dụng AI trong hệ sinh thái pháp lý – truyền thông, đưa công nghệ đến gần hơn với người dân, đặc biệt là giới trẻ, cán bộ địa phương và cộng đồng chưa có điều kiện tiếp cận”.

3-1747888989.jpg

Ths Ngô Hữu Thống, Viện trưởng AiOV thay mặt Công ty TNHH Giải pháp số DIGISO ký bàn giao nền tảng Lawandpress.ai.vn cho đại diện TGAC

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, trí tuệ nhân tạo đang trở thành một công cụ hỗ trợ đắc lực trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và truyền thông pháp luật. Bở vì công cụ này có khả năng truy xuất, phân tích và tổng hợp văn bản pháp luật, hồ sơ vụ việc và án lệ với tốc độ cao, từ đó hỗ trợ luật sư và chuyên viên pháp lý trong việc tra cứu, dự đoán rủi ro, soạn thảo văn bản và đưa ra khuyến nghị ban đầu cũng như giúp tự động hóa việc xây dựng nội dung, tạo video, infographic, chatbot hỏi đáp pháp luật và phân tích dữ liệu người dùng, gợi ý thông tin pháp lý phù hợp cho các nhóm đối tượng cụ thể, từ thanh niên, người lao động cho đến doanh nghiệp.

4-1747888990.jpg

ThS. Ngô Hữu Thống – Viện trưởng Viện AiOV trình bày về tổng quan về AI và xu hướng ứng dụng trong lĩnh vực Luật & Báo chí – Truyền thông trên LAWANDPRESS.AI.VN

Tuy nhiên, việc ứng dụng AI vào hoạt động pháp lý cũng đặt ra không ít thách thức và rủi ro. Trước hết là tính chính xác và độ tin cậy của thông tin pháp lý do AI cung cấp, đặc biệt trong các công cụ như chatbot hay hệ thống tư vấn tự động. Cùng với đó là các vấn đề pháp lý liên quan đến trách nhiệm khi AI tư vấn sai, bảo mật dữ liệu cá nhân, và nguy cơ AI thay thế con người trong các khâu đòi hỏi phán đoán và đạo đức nghề nghiệp. Hành lang pháp lý điều chỉnh các công cụ AI trong lĩnh vực tư pháp vẫn còn thiếu, đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc xây dựng quy chuẩn sử dụng và kiểm soát công nghệ này.

5-1747888990.jpg

Th.s Ngô Hữu Thống hướng dẫn học viên trong buổi tập huấn

Trong thời gian tới, ngành tư pháp cần định hướng phát triển các công cụ AI chuyên biệt, phục vụ hiệu quả công tác chuyên môn và truyền thông pháp luật, đồng thời tăng cường năng lực số cho đội ngũ cán bộ. Việc xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm (sandbox) để kiểm soát rủi ro, bảo vệ quyền con người và đảm bảo đạo đức nghề nghiệp khi ứng dụng AI là điều cần thiết. Trí tuệ nhân tạo sẽ không thay thế con người trong lĩnh vực pháp lý, nhưng sẽ trở thành “trợ thủ” quan trọng nếu được sử dụng đúng cách – có kiểm soát, có mục tiêu và lấy con người làm trung tâm.

6-1747888990.jpg

 ThS. Ngô Hữu Thống – Viện trưởng Viện AiOV giới thiệu về nền tảng Luật và Báo chí – Truyền thông và các tính năng ứng dụng cơ bản

Nền tảng Luật và Báo chí – Truyền thông là một hệ thống ứng dụng trí tuệ nhân tạo được thiết kế chuyên biệt nhằm hỗ trợ nghiệp vụ tư vấn pháp lý và truyền thông trong bối cảnh chuyển đổi số. Đây là công cụ do các chuyên gia công nghệ kết hợp với đội ngũ luật sư, nhà báo phát triển, với mục tiêu tăng tốc quá trình xử lý thông tin, tra cứu văn bản và soạn thảo tài liệu chuyên ngành. LAWANDPRESS.AI.VN giúp người dùng nhanh chóng tiếp cận các nguồn luật, án lệ, văn bản quy phạm pháp luật được cập nhật chính xác. Đồng thời, hệ thống còn có khả năng tóm tắt, diễn giải và phân tích nội dung pháp lý một cách dễ hiểu, hỗ trợ việc ra quyết định trong thực tiễn hành nghề. Đây là giải pháp công nghệ đang từng bước định hình phương thức làm việc mới của giới chuyên môn trong kỷ nguyên số.

Về mặt ứng dụng, công cụ này tích hợp nhiều tính năng thông minh như: tạo lập dự thảo hợp đồng, văn bản pháp lý; phân tích rủi ro pháp lý; hỗ trợ viết tin, bài báo chí chuyên ngành; và tối ưu hóa nội dung truyền thông. Người dùng có thể sử dụng công cụ gợi ý nội dung, kiểm tra tính logic và ngữ pháp trong văn bản, hoặc tạo prompt để huấn luyện AI theo nhu cầu công việc riêng. Ngoài ra, giao diện nền tảng thân thiện, dễ sử dụng trên nhiều thiết bị, cho phép làm việc mọi lúc mọi nơi. Đây là một bước tiến đáng chú ý trong quá trình ứng dụng GenAI vào thực tiễn chuyên môn tại Việt Nam.

7-1747888990.jpg

 ThS. Ngô Hữu Thống – Viện trưởng Viện AiOV hướng dẫn kỹ năng ứng dụng nâng cao nền tảng Luật và Báo chí – Truyền thông trong công việc cụ thể

Để có thể nâng cao các kỹ năng ứng dụng trong nền tảng Luật và Báo chí – Truyền thông trong các tình huống công việc cụ thể, người làm luật có thể sử dụng nền tảng để phân tích hồ sơ vụ việc, trích xuất thông tin pháp lý trọng tâm, soạn thảo ý kiến tư vấn hoặc lập luận bảo vệ. Trong khi đó, nhà báo và chuyên viên truyền thông có thể khai thác dữ liệu, viết bản tin pháp lý, phân tích chính sách hoặc sản xuất nội dung chuyên sâu. Việc ứng dụng nâng cao giúp rút ngắn quy trình xử lý thông tin, tăng độ chính xác và kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra.

Ngoài ra, chương trình còn hướng dẫn kỹ thuật prompt engineering để tối ưu hóa hiệu quả tương tác với AI, phù hợp với từng nhóm đối tượng nghề nghiệp. Người dùng sẽ biết cách đặt câu lệnh thông minh để AI hiểu đúng mục tiêu công việc, từ đó tạo ra nội dung chuyên môn sâu và sát thực tế. Việc kết hợp giữa kỹ năng con người và công nghệ mở ra cơ hội nâng cao năng lực tác nghiệp trong môi trường số hóa. Đây là bước phát triển mới giúp chuyển đổi từ cách làm truyền thống sang mô hình hỗ trợ bằng trí tuệ nhân tạo.

8-1747888990.jpg

Ban tổ chức trao chứng nhận hoàn thành khóa Tập huấn“Chuyển đổi số bằng trí tuệ nhân tạo (AI) trong lĩnh vực Luật và Báo chí – Truyền thông”

Như vậy, chương trình Tập huấn lần này đã có một bước tiến thành công trong việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào lĩnh vực Luật và Báo chí – Truyền thông. Nền tảng này không chỉ nâng cao năng suất làm việc mà còn hỗ trợ ra quyết định chính xác hơn. Tuy nhiên, việc phát triển bền vững cần đòi hỏi xây dựng quy chuẩn pháp lý rõ ràng để đảm bảo an toàn thông tin và đạo đức nghề nghiệp. Qua những thông tin trên thì khả năng cao trí tuệ nhân tạo sẽ trở thành một “trợ thủ đắc lực”, giúp những người làm luật và nhà báo tối ưu hóa công việc, mở ra cơ hội mới cho tương lai trong kỷ nguyên số.

Một số hình ảnh của buổi Tập huấn:

9-1747888990.jpg
10-1747888990.jpg
11-1747888990.jpg
12-1747888990.jpg
 
13-1747888990.jpg
14-1747888990.jpg

 Theo TC Điện Tử Pháp Lý