![]() |
1. Đi làm là nỗi ám ảnh: Bạn có bao giờ cảm thấy chán nản, thất vọng mỗi khi cuối tuần trôi qua và chỉ đếm ngược từng ngày đến kỳ nghỉ tiếp theo? Nếu câu trả lời là có, đó chính là những dấu hiệu cho thấy bạn đang không hạnh phúc với công việc hiện tại. Cảm giác chán ghét công việc có thể gây ra căng thẳng, mất ngủ và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Thay vì chịu đựng, bạn hãy nghiêm túc cân nhắc việc từ bỏ công việc hiện tại và tìm kiếm một nơi bạn thực sự cảm thấy yêu thích. |
![]() |
2. Công việc buộc bạn đánh đổi đạo đức: Ban đầu, đó có thể chỉ là việc bỏ qua một sai phạm nhỏ hay làm theo lệnh dù biết sai. Nhưng dần dần, sự thỏa hiệp ấy khiến bạn đánh mất chính mình, dẫn đến những hành vi không thể chấp nhận được. Vì vậy, thay vì đánh mất đạo đức, hãy mạnh dạn rời đi để giữ sự liêm chính. Sự chính trực không chỉ bảo vệ danh tiếng mà còn mở ra nhiều cơ hội phát triển lâu dài cho bạn. |
![]() |
3. Không có cơ hội thăng tiến: Phát triển và thăng tiến là yếu tố quan trọng giúp bạn cảm thấy hài lòng và có động lực trong công việc. Khi thấy không có cơ hội như vậy, hãy cân nhắc rời bỏ vị trí đó. Tuy nhiên, trước khi đưa ra quyết định nghỉ việc, bạn nên chủ động trao đổi thẳng thắn với quản lý trực tiếp của mình. Hãy trình bày mong muốn được phát triển và hỏi rõ về những cơ hội mà công ty có thể mang lại cho bạn trong tương lai. |
![]() |
4. Mọi thứ đều quá sức chịu đựng: Áp lực công việc là điều khó tránh khỏi, nhưng nếu bạn bắt đầu cảm thấy quá tải hoặc lo lắng thái quá chỉ vì những vấn đề nhỏ, đây có thể là một dấu hiệu bạn đang kiệt sức. Khi những việc từng mang lại niềm vui nay trở thành gánh nặng, đã đến lúc bạn cân nhắc tìm một cơ hội mới phù hợp hơn để bảo vệ sức khỏe tinh thần và thể chất của mình. |
![]() |
5. Giá trị của bạn không phù hợp với tổ chức: Vấn đề này không chỉ liên quan đến việc bạn có được sống với đam mê hay phải đánh đổi đạo đức hay không, mà còn nhiều khía cạnh khác. Ví dụ, bạn và tổ chức có thể có những quan điểm đối lập về cách thực hiện công việc; những gì bạn cho là quan trọng có thể lại không phải ưu tiên hàng đầu của công ty; bạn không đồng tình với cách thức quản lý, phát triển nhân viên của lãnh đạo... Trước khi khác biệt trở thành xung đột không thể cứu vãn, bạn nên cân nhắc tìm công việc mới, nơi giá trị của bạn được tôn trọng và phù hợp hơn. |
![]() |
6. Lương của bạn quá thấp: Nếu bạn cảm thấy mình đang bị trả lương quá thấp so với năng lực và đóng góp, trong khi không có cơ hội học hỏi, thăng tiến, hãy cân nhắc việc rời đi. Đôi khi, mức lương thấp phản ánh rằng công ty ít coi trọng năng lực, vai trò hay tiềm năng phát triển của bạn. Việc cứ cố gắng bám trụ trong một vị trí không xứng đáng có thể dẫn đến cảm giác bực bội, oán giận và thất vọng. |
![]() |
7. Môi trường làm việc thiếu lành mạnh: Môi trường làm việc độc hại thể hiện qua nhiều hình thức, như sếp kiểm soát thái quá, luôn tìm cách phạt hoặc làm bẽ mặt nhân viên; xuất hiện hành vi quấy rối, dối trá, nghi kỵ; cạnh tranh thiếu lành mạnh; liên tục có nhân viên rời đi... Môi trường độc hại như vậy có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự nghiệp của bạn, khiến bạn mất động lực, căng thẳng và thậm chí là trầm cảm. |
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.